Theo Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 04/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân, một trong những nội dung quan trọng là xóa bỏ hình thức thuế khoán đối với hộ kinh doanh chậm nhất trong năm 2026.
1. Thuế khoán là gì?
Thuế khoán là hình thức thuế mà cơ quan thuế ấn định mức thuế phải nộp dựa trên ước tính doanh thu và lợi nhuận của hộ kinh doanh, thay vì dựa trên số liệu kế toán thực tế. Hình thức này thường áp dụng cho các hộ kinh doanh nhỏ, không có sổ sách kế toán đầy đủ.

2. Nghị quyết 68: Xóa bỏ hình thức thuế khoán với hộ kinh doanh chậm nhất trong năm 2026
Nhằm hiện thực hóa mục tiêu phát triển đất nước như Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đề ra và đáp ứng yêu cầu phát triển trong kỷ nguyên mới, việc đổi mới tư duy, thống nhất nhận thức và hành động cần có những giải pháp tổng thể, toàn diện, đột phá để phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò của kinh tế tư nhân, củng cố niềm tin, tạo khí thế và xung lực mới cho phát triển kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia là cần thiết và cấp bách.
Bộ Chính trị yêu cầu tập trung quán triệt, thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nội dung, trong đó có nội dung về hỗ trợ thực chất, hiệu quả doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ và hộ kinh doanh như sau:
- Rà soát, hoàn thiện khung khổ pháp lý về kinh doanh cá thể; thu hẹp tối đa sự chênh lệch, tạo mọi điều kiện thuận lợi về tổ chức quản trị và chế độ tài chính, kế toán để khuyến khích hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp. Đẩy mạnh số hoá, minh bạch hoá, đơn giản hoá, dễ tuân thủ, dễ thực hiện đối với chế độ kế toán, thuế, bảo hiểm… để khuyến khích chuyển đổi hộ kinh doanh sang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp. Xóa bỏ hình thức thuế khoán đối với hộ kinh doanh chậm nhất trong năm 2026.
- Cung cấp miễn phí các nền tảng số, phần mềm kế toán dùng chung, dịch vụ tư vấn pháp lý, đào tạo về quản trị doanh nghiệp, kế toán, thuế, nhân sự, pháp luật cho doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

- Thực hiện hiệu quả Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia, thúc đẩy khả năng tiếp cận và sử dụng các sản phẩm tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, hộ kinh doanh, ưu tiên chủ doanh nghiệp, hộ kinh doanh là thanh niên, phụ nữ, nhóm yếu thế, đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo và các mô hình kinh doanh bao trùm, tạo tác động xã hội.
(Trích: Thư viện Pháp luật)
3. Mục tiêu của việc xóa bỏ thuế khoán
Việc xóa bỏ hình thức thuế khoán nhằm:
- Khuyến khích hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp bằng cách tạo điều kiện thuận lợi về tổ chức quản trị và chế độ tài chính, kế toán.
- Đẩy mạnh số hóa, minh bạch hóa, đơn giản hóa các chế độ kế toán, thuế, bảo hiểm, giúp hộ kinh doanh dễ tuân thủ và thực hiện.
- Rà soát, hoàn thiện khung khổ pháp lý về kinh doanh cá thể, thu hẹp tối đa sự chênh lệch giữa hộ kinh doanh và doanh nghiệp.
Những biện pháp này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hộ kinh doanh phát triển bền vững và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc dân.
Thông tin được tổng hợp từ nhiều nguồn, xem thêm chi tiết tại: